buteyko
Người không từ bỏ lý tưởng
1923 - 2003: Bác sĩ Konstantin Pavlovich Buteyto được sinh ra tại Ukraine. Từ nhỏ, ông đã tìm thấy sự thích thú với thế giới tự nhiên và kỹ thuật. Ông đã theo học kỹ thuật tại Trung tâm Bách khoa ở Kiew.
1941: Ông ra mặt trận làm công việc cơ giới và máy móc cho một đoàn tiếp tế thuốc men cho thương binh. Chính điều này đã ảnh hưởng sâu sắc đến ông và ông đã quyết định theo học Y sau khi chiến tranh kết thúc.
1952: Khi còn chưa bước sang tuổi 30 nhưng Buteyko đã phải chịu đựng chứng cao huyết áp quái ác mà gần như cướp đi mạng sống của ông vì ngay cả những bác sĩ cùng thời đã phỏng đoán cho tình trạng của ông là: "Anh không còn quá nhiều thời gian nữa vì không có thuốc men nào có tác dụng cho bệnh cao huyết ap quái ác mà anh đang gặp phải".
Vào một đêm khi đang tham gia ca trực trong bệnh viện, chứng cao huyết áp đã tấn công ông mạnh mẽ với những triệu chứng: tức ngực, thở khó nhọc và đau. Một người đã nói với ông rằng "Doctor, you suffer an irritable heart" (tạm dịch: Ngài bác sĩ, ông đang chịu đựng trái tim cáu kỉnh đấy). Đây là câu nói thức tỉnh Buteyko và đã khiến ông liên tục suy nghĩ về mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh tật và trái tim - hơi thở.
Ông đã quan sát chính lồng ngực và cả những hơi thở nặng nhọc của chính mình, rồi ông quan sát hơi thở của những bệnh nhân cận tử và đi đến kết luận: Càng cận kề cái chết, thì hơi thở càng mạnh và dồn dập. Ông đặt ra một câu hỏi mang tính "câu hỏi cuộc đời", vì nó theo ông xuyên suốt cuộc đời, cho dù ông phải chịu rất nhiều miệt thị, đả kích, tấn công và sự nghiệp gần như bị hủy hoại (đến đoạn này tự nhiên muốn khóc thương và cảm kích ông đã dành trọng cuộc đời để giúp ích cho nhân loại). Câu hỏi đó là:
"Tại vì tôi bệnh, nên tôi thở dồn dập như vậy?
Hay là:
Vì tôi thở dồn dập, cho nên tôi mới bệnh như vậy?"
Buteyko phỏng đoán rằng, cách ông thở mạnh là nguyên nhân cho bệnh tật mang ông đang chịu đựng. Ông đã bắt đầu tự mình thử nghiệm phương pháp "thở nhẹ nhàng hơn". Nói cách khác, ông tránh thở mạnh sâu để đưa cơ thể vào tình trạng giảm thể tích khí lưu thông (Hypoventilation) tạm thời. Hiệu quả thật bất ngờ rằng, chỉ bằng việc điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng và dịu dàng thì tình trạng sức khỏe của ông cải thiện toàn diện và những cơn đau thuyên giảm. Để kiểm chứng lại cho mối quan hệ không thể tách rời giữa hơi thở và bệnh tật, ông đã tự làm bài kiểm tra trên chính cơ thể của mình: Ông tự mình thở mạnh và dồn dập, thì những triệu chứng bệnh lại xuất hiện.
Tóm lại:
Khi ông thở mạnh thì triệu chứng bệnh xuất hiện.
Khi ông điều chỉnh hơi thở nhẹ nhàng, thì ông khỏe mạnh hơn.
Đây chính là tiền đề cho Phương pháp Thở Buteyko, một phương pháp thở chữa lành mà Buteyko đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân trở nên khỏe mạnh, và đây cũng là điều mà khiến ông và các đồng nghiệp bị thù địch, đe dọa mạng sống và phải sống ẩn dật gần 20 năm từ năm 1968 đến năm 1987.
1981
Học viên Y khoa ở Moskau lần đầu tiên áp dụng Phương Pháp Thở Buteyko trên những trẻ em bị hen suyễn và kết quả kỳ diệu: 96% trẻ em đều thuyên giảm triệu chứng bệnh.
1983
Chính quyền Xô Viết đã cấp bằng sáng chế cho Phương Pháp của Buteyko với tên gọi: "Phương Pháp điều trị giảm Oxy trong máu" (“Method of treating hemohypocarbia”)
1987
Sau gần 20 năm bị cấm hành nghề hợp pháp, Buteyko được chính thức trở lại hoạt động điều trị, ông đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân:
Liệu Pháp Buteyko
Phương pháp thở Buteyko chú trọng vào những điểm chính:
Hen suyễn
Hen suyễn, trong tiếng Anh gọi Asthma. Từ Asthma xuất thân từ tiếng Hy Lạp cổ đại, và bản thân nó mang ý nghĩa là "thở nặng nhọc, khó thở, thở khò khè, thở hổn hển". Nói ngắn gọn: Hen suyễn là nói đến vấn đề hô hấp (khó nhọc). Một số triệu chứng mà bệnh hen suyễn có thể mắc phải:
Liệu trình và tự kỷ luật
Chương trình chữa lành Hen Suyễn phương pháp Buteyko được mình tổng hợp và cấu trúc bao gồm 4 nguyên tắc mà một người muốn chữa lành và cải thiện sức khỏe cần tuân thủ. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là nó hoàn toàn miễn phí. Nhược điểm của phương pháp này là tính tự kỷ luật, rằng mình phải tự quản lý chính mình để thực hành chuyên cần. Chỉ khi bạn bám sát vào phương pháp, thì bạn mới có thể cảm nhận sự cải thiện sức khỏe toàn diện.
Thở bằng mũi
Tại sao không nên thở bằng miệng?
Thở bằng miệng khiến thất thoát nước và hơi ấm của cơ thể, so với việc thở ra bằng mũi, thì thở ra bằng miệng khiến cơ thể thất thoát nhiều hơn 42% nước. Điều này dẫn đến viêm, nghẹt mũi và khô niêm mạc và cuối cùng là khiến cho quá trình hô hấp trở nên khó khăn hơn. Khi bị nghẹt mũi, thì việc hô hấp bằng miệng xảy ra. Đây là vòng tròn luẩn quẩn mà chúng ta chỉ có thể thoát ra khỏi nó khi quyết tâm học cách quan sát hành vi thở và thực hiện hô hấp đúng chức năng: Hô hấp bằng mũi.
Lợi ích của hô hấp bằng mũi
Có rất nhiều lợi ích sức khỏe khi hô hấp bằng mũi, mình xin chia sẻ một vài ưu điểm nổi trội và gần gũi nhất với chúng ta:
Đo giá trị BOLT
Thuật ngữ BOLT là chữ viết tắt của Body Oxygen Level Test (tạm dịch: Kiểm tra nồng độ Oxy trong máu) đã được đề cập trong cuốn sách nổi tiếng "The Breathing Cure" - tác giả Patrick Mckeown.
BOLT được tính theo giây, BOLT lý tưởng là 40 giây, và một người bình thường nên đạt được tối thiểu 25 giây. Với những bệnh nhân hen suyễn thường sở hữu BOLT thấp: dưới 10 giây, dưới 15 giây, dưới 20 giây.
Mục đích liệu pháp điều trị hen suyễn bằng phương pháp thở nhằm hướng đến tăng giá trị BOLT, vì BOLT tỷ lệ thuận với sức khỏe và tỷ lệ nghịch với triệu chứng bệnh. Khi một bệnh nhân hen suyễn đạt được BOLD 25 giây, thì khi này hầu như những triệu chứng hen suyễn giảm đi đáng kể.
Tóm lại:
BOLT càng cao, triệu chứng bệnh càng ít
BOLT càng thấp, triệu chứng bệnh càng mạnh.
Những lưu ý khi đo BOLT
Hãy dành ít nhất 3 đến 5 phút ngồi trong tĩnh lặng và thư giãn trước khi tiến hành đo BOLT. Nếu bạn bỏ qua bước này, thì giá trị BOLT đo được sẽ có ý nghĩa gì vì nó không thể hiện đúng tình trạng sức khỏe của bạn.
Sau khi bạn vận động thể chất mạnh thì hãy dành ra ít nhất 15 đến 30 phút nghỉ ngơi trước khi bạn tiến hành đo BOLT.
Giá trị BOLT mà bạn đo được sau khi dùng bữa thường sẽ thấp, vì vậy, giá trị này không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn không nhất thiết đo BOLT sau bữa ăn.
Cưỡng bách nín thở: Đây là lỗi thường gặp phải với người mới bắt đầu đo BOLT, đó là chúng ta cố gắng kéo dài thời gian nín thở hơn khả năng thực tế của cơ thể. Hơi thở vô cùng trung thực và minh bạch, chúng ta không thể cưỡng bách nó, đặc biệt đối với bệnh nhân hen suyễn, nếu bạn cố gắng kéo dài BOLT quá đà, điều này thậm chí sẽ làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Bạn cần tuyệt đối lắng nghe cơ thể và trung thực với chính mình.
Đo BOLT đúng: là sau khi tiến hàng đo BOLT, bạn không có nhu cầu phải "há hốc miệng để thở như sắp chết đuối", bạn cũng không có nhu cầu hít vào mạnh bạo, mà bạn vẫn có thể hít vào bằng mũi và chỉ sau vài nhịp thở thì hơi thở của bạn được điều hòa ổn định bình thường.
BOLT sáng sớm: Giá trị BOLT sau khi thức dậy cực kỳ quan trọng vì nó thể hiện chuẩn nhất tình trạng sức khỏe của bạn, đồng thời nó phản ánh hành vi thở khi ngủ của bạn. Ví dụ: một người ngủ ngáy - nghĩa là người này đang thở miệng. Nói theo thuật ngữ y học, thì ngủ ngáy kèm theo tăng thông khí. Người này hầu như không biết rằng mình đã thở miệng khi ngủ. Giá trị BOLT của người này ngày sau khi thức dậy thường là rất thấp.
Luyện thở dành cho BOLT
giá trị dưới 10 giây
Ghi nhật ký
Để theo dõi sức khỏe cho chính mình thì việc ghi chú lại những thông tin sức khỏe của mình là quan trọng. Mình đã thực hiện mẫu theo dõi sức khỏe cho các bạn download. Xin chú ý:
Bạn chỉ sử dụng những mẫu này cho mục đích cá nhân và không chia sẻ các mẫu này dưới bất kỳ hình thức nào.
Bạn hãy kiên trì với sức khỏe của chính mình, kiên trì với chính mình. Hãy nhớ, bạn đang trong quá trình tự chữa lành và quá trình này cần thời gian.
Trung thực với chính mình: Mỗi khi bạn tự mình điền vào biểu mẫu thì hãy điền nó trung thực để hiểu cơ thể mình và sức khỏe của mình. Ví dụ: khi bạn đó BOLT, bạn hãy đo theo khả năng thực sự của cơ thể, tránh kéo dài BOLT vượt quá giới hạn cơ thể. Nếu vì muốn có giá trị BOLT cao mà kéo dài BOLT quá giới hạn, điều này có khả năng gây ra những cơn hen hoặc thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng hen suyễn của bạn.
Ánh Phạm
Một trong những cuốn sách đã giúp ích cho mình, rất nên đọc: